Sổ tạm trú là gì? Tổng hợp thông tin về sổ tạm trú từ A - Z

Sổ tạm trú là gì? Sổ tạm trú là giấy tờ xác định địa chỉ, nơi chốn tạm trú của công dân, là giấy tờ cần thiết cho các thủ tục hành chính tại nhiều cơ quan, công ty. Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết nhất về sổ tạm trú qua bài viết sau.

Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia

Sổ tạm trú là gì?

Sổ tạm trú là gì? Theo Điều 30 Luật cư trú năm 2013, nhà nước quy định về việc đăng ký tạm trú như sau:

Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký địa chỉ tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được làm thủ tục đăng ký tạm trú và cấp sổ tạm trú cho họ. Công dân đến làm sổ tạm trú cần chuẩn bị các giấy tờ theo yêu cầu của đơn vị xác nhận tạm trú. Thời gian để Công an xã, phường, thị trấn cấp sổ tạm trú cho công dân đã nộp đầy đủ giấy tờ là khoảng 3 ngày làm việc. 

hinh anh So tam tru la gi? Tong hop thong tin ve so tam tru tu A - Z so 1

Sổ tạm trú (màu xanh)

Sổ tạm trú được cấp cho cá nhân, hộ gia đình đã đăng ký tạm trú. Sổ tạm trú không thời hạn xác định địa chỉ tạm trú của công dân, không xác định thời hạn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Tạm trú là gì? Thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng đầy đủ nhất

Các loại sổ tạm trú phổ biến hiện nay

Hiện nay, nhà nước ban hành 3 loại sổ tạm trú bao gồm: sổ tạm trú KT2, sổ tạm trú KT3, sổ tạm trú KT4

  • Số tạm trú KT2: sổ tạm trú dài hạn dành cho công dân lưu trú tại các thành phố trung ương hoặc các tỉnh, áp dụng cho những công dân đăng ký hộ khẩu tại một quận/huyện nhưng có đăng ký thường trú dài hạn tại một nơi khác. Khi đăng ký sổ tạm trú KT2, công dân cần có những thông tin về phiếu báo thay đổi hộ khẩu, chứng minh thư,... để làm văn bản về việc làm sổ tạm trú dài hạn một cách thuận tiện, nhanh chóng nhất.
  • Sổ tạm trú KT3: sổ tạm trú dài hạn, áp dụng cho công dân đã có hộ khẩu thường trú tại 1 tỉnh thành và tiến hành đăng ký tạm trú dài hạn ở 1 tỉnh thành khác trong cùng một đất nước. Sổ tạm trú KT3 có giá trị trong 24 tháng. Trường hợp hết thời hạn, công dân sẽ đến các đơn vị, cơ quan có thẩm quyền xin làm những thủ tục để gia hạn cho việc cư trú của mình. Bên cạnh đó, nếu sổ tạm trú của hộ gia đình hết hạn sử dụng, đại diện gia đình sẽ gặp công an địa phương nơi cư trú để cấp mới lại sổ tạm trú của gia đình.
  • Sổ tạm trú KT4: sổ dành cho những cá nhân, gia đình tạm trú ngắn hạn tại một tỉnh thành khác với nơi họ đang sinh sống. Sổ KT4 cũng quy định thời gian, các yêu cầu tương tự như khi đăng ký sổ KT3, tuy nhiên, thời gian tạm trú ngắn hơn so với KT3. Do đó, khi công dân cư trú tại một địa điểm nào đó một thời gian ngắn có thể được cấp sổ tạm trú KT4.

hinh anh So tam tru la gi? Tong hop thong tin ve so tam tru tu A - Z so 2

Sổ tạm trú phổ biến hiện nay

Điều kiện đăng ký tạm trú mới nhất

Theo Điều 27 của Luật cư trú hiện hành, "Điều kiện đăng ký tạm trú" được quy định như sau:

  • Công dân di chuyển tới sinh sống, lao động, học tập,... tại địa chỉ hợp pháp nằm ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã (nơi đã đăng ký thường trú) từ 30 ngày trở lên, phải thực hiện đăng ký tạm trú.
  • Thời hạn tạm trú tối đa trong vòng 02 năm, công dân có thể gia hạn nhiều lần.
  • Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại địa chỉ được quy định tại Điều 23 của Luật này.

Thủ tục làm sổ tạm trú cần những gì?

Làm sổ tạm trú cần những gì? Điều 28 Luật cư trú quy định về thủ tục, hồ sơ đăng ký, gia hạn tạm trú như sau:

  • Hồ sơ đăng ký tạm trú gồm:
  1. Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. Đối với công dân đăng ký tạm trú là người chưa thành niên, trong tờ khai người đó phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha mẹ hay người giám hộ, trừ trường hợp đã được đồng ý bằng văn bản;
  2. Giấy tờ, tài liệu chứng minh được chỗ ở hợp pháp.
  • Công dân nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú tại khu vực bản thân dự kiến tạm trú.

Khi tiếp nhận hồ sơ của công dân, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra, cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan sẽ hướng dẫn công dân bổ sung hồ sơ.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, sau đó sẽ cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Người đăng ký sẽ nhận được thông báo về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú. Trường hợp từ chối đăng ký, cơ quan sẽ trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn làm sổ tạm trú đã đăng ký, công dân phải làm thủ tục gia hạn tạm trú.

Hồ sơ, thủ tục gia hạn tạm trú được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 28 Luật cư trú. Sau khi thẩm định hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin về thời hạn tạm trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú, trường hợp từ chối đăng ký, phải nêu rõ lý do, trả lời bằng văn bản.

Quy trình các bước đăng ký tạm trú đơn giản

Trình tự, thủ tục đăng ký tạm trú cho công dân trước ngày 01/7/2021 được tiến hành theo trình tự các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký tạm trú

Hồ sơ tiến để đăng ký tạm trú trước ngày 01/7/2021 gồm có các giấy tờ sau:

  • Bản khai nhân khẩu (bản mẫu HK01);
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (phiếu mẫu HK02);
  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp (ngoại trừ trường hợp công dân được chủ hộ - người có sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú, sẽ không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở).

Trường hợp mượn, thuê, ở nhờ hợp pháp, công dân khi đăng ký tạm trú phải nhận được sự đồng ý cho đăng ký tạm trú của người cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ tại phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, cần có chữ ký, ghi rõ họ tên, thời gian (ngày, tháng, năm).

  • Xuất trình căn cước công dân/chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi đăng ký thường trú.

Công dân cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú, cụ thể:

Theo Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP, những giấy tờ cần để đăng ký tạm trú là một trong những giấy tờ sau:

  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu:
  1. Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở được cấp qua do cơ quan có thẩm quyền;
  2. Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở (tính bao gồm cả ngôi nhà ở trên đất đó);
  3. Giấy phép xây dựng (áp dụng với trường hợp phải cấp giấy phép);
  4. Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước hay giấy tờ về giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước;
  5. Giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao, nhận nhà ở của nhà đầu tư xây dựng để bán hoặc hợp đồng mua nhà ở;
  6. Giấy tờ về bán, mua, đổi, tặng, cho, nhận thừa kế nhà ở (cần có công chứng hay chứng thực của UBND cấp xã);
  7. Giấy tờ về giao tặng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, cấp nhà, đất cho cá nhân, hộ gia đình đi di dân theo kế hoạch của Nhà nước, các đối tượng khác;
  8. Giấy tờ của Tòa án, cơ quan hành chính có thẩm quyền giải quyết việc sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
  9. Giấy tờ có xác nhận của UBND cấp xã về nhà/đất không có tranh chấp quyền sở hữu, quyền sử dụng nếu không cung cấp được một trong các giấy tờ nêu trên;
  10. Giấy tờ chứng minh về đăng ký thuyền, tàu, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu cùng địa chỉ bến gốc của phương tiện để ở.
  • Giấy tờ chứng minh việc cho mượn, cho ở nhờ, cho thuê chỗ ở hợp pháp:
  1. Văn bản cho thuê, cho ở nhờ, cho mượn nhà ở, nhà khác của của cá nhân, cơ quan, tổ chức (trường hợp văn bản cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được chứng thực, công chứng bởi UBND cấp xã).
  2. Đối với nhà ở, nhà khác tại các thành phố trực thuộc trung ương, giấy tờ phải được xác nhận bởi UBND cấp xã về điều kiện diện tích bình quân theo quy định của HĐND và được người cho mượn, cho ở nhờ, cho thuê đồng ý bằng văn bản;
  3. Văn bản cam kết của công dân về việc có nơi ở thuộc quyền sử dụng của bản thân, không có tranh chấp về quyền sử dụng (áp dụng với trường hợp không có một trong các giấy tờ trên để chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định).

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký

Công dân đến nộp hồ sơ tại cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú. Cán bộ sẽ tiếp nhận hồ sơ để đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cán bộ sẽ viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
  • Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, song lại thiếu một vài thành phần hồ sơ hay biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đầy đủ, chưa đúng, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, cán bộ sẽ không tiếp nhận, trả lời bằng văn bản cho công dân và nêu rõ lý do.

hinh anh So tam tru la gi? Tong hop thong tin ve so tam tru tu A - Z so 3

Cán bộ xử lý hồ sơ đăng ký tạm trú của công dân

Bước 3: Nhận kết quả 

  • Công dân nộp lệ phí và nhận Sổ tạm trú (với trường hợp được giải quyết đăng ký tạm trú)
  • Công dân nhận lại hồ sơ, kiểm tra lại tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ, nhận văn bản về việc không giải quyết đăng ký tạm trú, ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (với trường hợp không được giải quyết)

>>> Có thể bạn quan tâm: Hộ khẩu thường trú là gì? Điều kiện để đăng ký hộ khẩu

Sổ tạm trú có thời hạn bao lâu?

Sổ tạm trú có thời hạn bao lâu? Theo quy định của Luật cư trú năm 2020 tại Khoản 2 Điều 27, thời hạn của sổ tạm trú là 2 năm và có thể gia hạn nhiều lần.

Chi phí làm sổ tạm trú mới nhất 2022

Làm sổ tạm trú mất bao nhiêu tiền? Bộ Tài chính quy định về việc đóng lệ phí làm sổ tạm trú, tuy nhiên mức lệ phí sẽ do Hội đồng nhân dân các tỉnh thành trực thuộc trung ương tự quyết định. 

Tại Hà Nội, mức lệ phí để tiến hành thủ tục đăng ký tạm trú như sau:

  • Trường hợp không cấp sổ tạm trú: 15.000 đồng /lần
  • Trường hợp cấp sổ tạm trú: 20.000 đồng/lần
  • Đối với những huyện, thị xã, mức lệ phí áp dụng bằng một nửa so với các quận, mức lệ phí tại các khu vực này là 8.000 đồng/lần (nếu không cấp sổ), 10.000 đồng/lượt (nếu cấp sổ)

Tại TP Hồ Chí Minh, mức lệ phí để tiến hành thủ tục đăng ký tạm trú như sau:

  • Trường hợp không cấp sổ: 10.000 đồng/lượt (áp dụng tại các quận), 5.000 đồng/lượt (với các huyện, thị xã)
  • Trường hợp cấp sổ: 15.000 đồng (cho các quận), 8.000 đồng (cho các huyện, thị xã)

Sổ tạm trú là giấy tờ quan trọng với mỗi cá nhân, hộ gia đình, tuy nhiên không phải công dân nào cũng nắm rõ cách đăng ký tạm trú tại địa phương nhất định. Hy vọng bài viết đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về quy trình, các bước để làm sổ tạm trú tại các tỉnh, thành trên cả nước. 

*Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia.

*Hình ảnh trong bài viết mang tính minh hoạ.

Nguồn: Tổng hợp

Bài viết khác

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Địa ốc Thành phố Hoàng Gia - một thành viên của công ty CP Vinhomes.

Số 72A, đường Nguyễn Trãi, Phường Thượng Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

+ 84 24 666 4 9999

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0103970225, đăng ký lần đầu ngày 11/06/2009, đăng ký thay đổi lần thứ 14 ngày 12/12/2019, cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Logo Vinhomes

Công ty Cổ phần Vinhomes

Đại diện: Bà Vũ Thái Ninh (Theo giấy uỷ quyền số 057 ngày 25/10/2022)

Địa chỉ: Tòa nhà văn phòng Symphony, Đường Chu Huy Mân, Khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, Phường Phúc Lợi, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Tòa nhà văn phòng Symphony, Đường Chu Huy Mân, Khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, Phường Phúc Lợi, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
+84 24 397 4 9350
+84 24 397 4 9351
Đăng ký nhận tư vấn